• Luật giao thông
  • Cập nhật mức phạt xe ô tô chở hàng cồng kềnh và nguy hiểm (2020)

Cập nhật mức phạt xe ô tô chở hàng cồng kềnh và nguy hiểm (2020)

Vận chuyển hàng hóa trên đường cần phải mang theo giấy tờ gì ? Xe vận tải kinh doanh gia đình gắn phù hiệu không ? Xe ô tô chở hàng cồng kềnh – chở hàng quá nhiều dẫn đến không đóng được cốp xe có bị xử phạt ? Xe chở khách có được chở hàng hóa không ? Xe ô tô chở hàng nguy hiểm không có giấy phép bị xử phạt thế nào ?

Đây đều là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới quy định xe ô tô chở hàng. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Vận chuyển hàng hóa trên đường cần phải mang theo giấy tờ gì ?

Giấy tờ xe

Khi tham gia giao thông, chủ phương tiện ô tô cần phải mang theo những loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe ô tô.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại (tham khảo chi tiết các loại bảo hiểm ô tô)
  • Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (hay còn gọi là giấy chứng nhận kiểm định), được dán tem kiểm định.
  • Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có).
  • Sổ nhật trình chạy xe.
  • Phù hiệu xe chạy hợp đồng…

Giấy tờ kinh doanh phương tiện

Khi lái xe ô tô chở hàng, chủ phương tiện cần đem theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể trong suốt quá trình vận chuyển. Nếu là hợp đồng dịch vụ với khách hàng nên photo một bản mang theo để trừ trường hợp xấu xảy ra làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa.

Giấy tờ của người điều khiển phương tiện

Loại giấy tờ này bao gồm:

  • Giấy phép lái xe phù hợp với xe đang điều khiển (tham khảo các loại bằng lái ô tô).
  • Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi hoặc giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe.

Hợp đồng vận chuyển

Với những doanh nghiệp là đối tác lớn cần phải có hợp đồng và quy định một cách rõ ràng. Thông thường, hợp đồng vận chuyển này này dành cho một lô hàng cần được vận chuyển đến nơi. Hợp đồng này xác minh rõ quyền hạn và trách nhiệm của hai bên trong việc vận chuyển hàng hóa, từ đó có thể dễ dàng thanh lý hợp đồng mà không vướng mắc những quy định.

Giấy đi đường

Giấy đi đường thường được cấp cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa, nó được cấp cho từng chuyến hàng, cho từng xe, làm chứng từ cho phương tiện vận chuyển. Loại giấy này cập nhật nơi đi, nơi đến, phương tiện sử dụng, số ngày công tác, lý do lưu trú… Loại giấy này sẽ xác minh một cách rõ ràng hành trình của chuyến xe để dễ dàng kiểm soát hơn.

Thủ tục cấp giấy phép:

Bước 1: Chủ hàng có công văn hoặc đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt gửi Chi cục kiểm lâm sở tại, trong đó nêu rõ nguồn gốc, khối lượng, số lượng, chủng loại gỗ và lâm sản, nơi đi, nơi đến, thời gian, phương tiện vận chuyển kèm theo chứng từ gốc về nguồn gốc gỗ, lâm sản.

Bước 2: Chi cục kiểm lâm xem xét nếu đầy đủ hồ sơ chứng từ thì cấp ngay giấy phép vận chuyển đặc biệt, nếu chưa đủ thì hướng dẫn cho khách hàng bổ sung để chậm nhất trong vòng 10 ngày chủ hàng được cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt.

Vận chuyển hàng hóa trên đường cần phải mang theo giấy tờ
Vận chuyển hàng hóa trên đường cần phải mang theo giấy tờ

Xe vận tải kinh doanh gia đình gắn phù hiệu không ?

Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Tóm lại, xe vận tải kinh doanh gia đình vẫn phải gắn phù hiệu theo quy định pháp luật.

Xe vận tải kinh doanh gia đình gắn phù hiệu
Xe vận tải kinh doanh gia đình gắn phù hiệu

Chở hàng quá nhiều dẫn đến không đóng được cốp xe có bị xử phạt ?

Lỗi chở hàng dẫn đến không đóng được cốp xe nói riêng và mức phạt xe ô tô chở hàng cồng kềnh, mức phạt ô tô chở quá tải nói chung sẽ được tôi trình bày dưới đây dựa trên Cơ sở Pháp Luật sau đây:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
  • Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

“Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ”. Vì vậy, khi ô tô chở hàng dẫn đến không đóng được cốp xe sẽ bị xử lý theo quy định sau:

Căn cứ theo Điều 72 Luật giao thông đường bộ về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô quy định như sau:

“1.Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:

a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;

b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

2.Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;

b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này …”

Theo đó, người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường chở hàng hóa phải đúng chiều cao, kích thước theo quy định để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.

Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT cũng có quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ như sau:

“1.Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

2.Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.”

Thực tế hiện nay chưa có quy định cụ thể nào đối với hành vi chở đồ khiến xe ô tô không đóng được cốp thì có vi phạm pháp luật hay không, cũng không quy định việc xử phạt bao nhiêu với hành vi này. Tuy nhiên, hành vi chở quá nhiều đồ trong cốp xe dẫn tới không đóng cốp xe lại được rất nguy hiểm. Vì không đóng cốp xe khi lái xe sẽ dẫn tới nguy cơ rơi đồ trong cốp ra ngoài làm ảnh hưởng các phương tiện khác tham gia giao thông, gây tai nạn và bạn không thể khẳng định nó sẽ không rơi ra.

Xe chở khách có được chở hàng hóa không ?

Để giải đáp thắc mắc trên, cần căn cứ vào Điểm đ khoản 3 điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

Theo căn cứ trên quy định xe ô tô chở hàng, hành vi để hàng hóa trong khoang chở hành khách sẽ bị xử phạt trong khung tiền phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng

Khoản 4 điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Theo căn cứ trên thì hành vi Xe chở khách khi không đăng ký chở hàng mà vẫn chở hàng hóa sẽ bị mức trung bình của khung hình phạt, tức là 700.000 đồng. Còn nếu như có tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là 600.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì mức xử phạt là 800.000 đồng.

Xe chở khách có được chở hàng hóa
Xe chở khách có được chở hàng hóa

Xe ô tô chở hàng nguy hiểm không có giấy phép bị xử phạt thế nào ?

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 26 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ chịu mức phạt sau đây:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tài xế ô tô thực hiện hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Tóm lại, xe ô tô chở hàng nguy hiểm không có giấy phép thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và nếu gây ô nhiễm môi trường còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết này, hy vọng nó thật sự hữu ích cho bạn !

Nguồn: DailyXe