Các phụ kiện nguy hiểm cần loại bỏ trên xe hơi

Những loại phụ kiện che khuất tầm nhìn

Những vật dụng và phụ kiện tài xế không nên đặt trên bảng táp-lô như bông hoa, thú nhún, chai nước… Những vật dụng này làm giảm tầm nhìn và gây mất tập trung của tài xế. Đặc biệt khi có tác động mạnh, những vật này có thể rơi hoặc bắn vào tài xế và hành khách gây sát thương.

Không nên để thú nhún trên đầu xe vì có thể gây mất tập trung.

Không nên để thú nhún trên đầu xe vì có thể gây mất tập trung.

Khi lái xe, tài xế nên tập trung tối đa để có khả năng quan sát và xử lý tình huống tốt nhất. Những vật dụng gây xao nhãng cần phải được để riêng, chỉ sử dụng khi xe đã dừng.

Những phụ kiện gắn trên vô lăng

Bọc vô lăng

Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, vô lăng thường bị bong tróc gây mất thẩm mỹ và làm giảm giá trị của xe. Vì thế, nhiều chủ xe lựa chọn cách bọc vô lăng với giá thành chỉ vào khoảng từ 100.000 – 200.000 được các chủ xế rất ưa chuộng.

Việc bọc vô lăng không chỉ giúp tăng giá trị thẩm mỹ, mà còn có tác dụng hỗ trợ người lái đắc lực. Tuy nhiên, tài xế cần lựa chọn những bọc vô lăng có chất lượng tốt, không trơn, không có cảm giác mất lái hay quá mỏi tay. Cần lựa chọn bọc vô lăng có độ bám tốt giúp tài xế điều khiển xe dễ dàng hơn.

Núm vặn vô lăng 1 tay

Núm vặn vô lăng 1 tay.

Phụ kiện nắm vô lăng 1 tay tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Núm vặn vô lăng 1 tay là một trong những phụ kiện tài xế tuyệt đối không sử dụng khi di chuyển trên đường. Như những lời quảng cáo trên mạng, núm vặn vô lăng dùng để khoe kỹ năng lái xe một tay khi di chuyển sang phải hoặc sang trái. Tuy nhiên, việc làm này nguy hiểm và có khả năng gây tai nạn khá cao cho người dùng.

Giá đỡ điện thoại

Giá đỡ điện thoại trên vô lăng.

Giá đỡ điện thoại trên vô lăng.

Nhiều tài xế công nghệ còn lắp thêm giá đỡ điện thoại trên vô lăng nhằm thuận tiện hơn trong việc nghe, gọi, tìm đường. Nhưng đây lại là phụ kiện dễ gây mất tập trung khi lái xe. Chỉ cần một cuộc gọi hay thông báo cũng khiến tài xế giật mình và làm lệch tay lái trong vài giây. Hay vừa nhắn tin vừa lái cũng có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Xem thêm: Cách xử lý khi đổ nhầm nhiên liệu trên xe ô tô

Các phụ kiện ghế ngồi

Các hãng xe trên thế giới thiết kế ghế ngồi chung cho tất cả thị trường trên toàn thế giới. Do đó, nhiều kiểu ghế không phù hợp với tầm thước của người Việt. Do vậy, không ít các chủ xe phải mua thêm các phụ kiện như tựa lưng, gối đầu… để cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy nhiên, các phụ kiện này vô tình khiến người điều khiển không cố định được người vào ghế lái. Đặc biệt phần tựa đầu, nơi được thiết kế riêng để ngăn ngừa chấn thương vùng cổ. Với một chiếc gối tựa lưng phía sau, tính năng này gần như bị mất tác dụng.

Lót ghế bằng hột gỗ và ghế tựa lưng cũng là phụ kiện cần loại bỏ.

Lót ghế bằng hạt gỗ và ghế tựa lưng cũng là phụ kiện không nên mua.

Ngoài ra, các tài xế Việt còn sử dụng lót ghế ô tô dạng hạt gỗ có tác dụng giúp đau mỏi trên đường dài. Tuy nhiên, phụ kiện này cũng có ảnh hưởng tiêu cực khi phanh gấp hoặc có tai nạn xảy ra. Phụ kiện tốt là phụ kiện khiến chúng ta cảm thấy thoải mái và trong trạng thái xử lý tốt nhất.

Phụ kiện đèn và dây an toàn

Độ đèn xe không đúng cách

Hiện nay, trên thị trường tràn lan các loại đèn bi-xenon, đèn LED. Các mặt hàng này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và ảnh hưởng tới người tham gia giao thông. Các xe độ đèn LED không đúng cách sẽ bị từ chối đăng kiểm và còn bị phạt khi tham gia giao thông.

Đèn xe độ không đúng cách có thể bị chặn đăng kiểm và phạt tiền.

Đèn xe độ không đúng cách có thể bị chặn đăng kiểm và phạt tiền.

Các thiết bị phát sáng nội thất và đèn nhiều màu sắc kết hợp với âm thanh lớn gây mất tập trung cho tài xế khi lái xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Có thể bạn quan tâm: Những bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo

Bộ phụ kiện cài chốt dây an toàn

Bộ phụ kiện chốt dây an toàn nhằm thay thế cho dây an toàn toàn trên xe hơi tiềm ẩn hiểm họa khôn lường. Ở một số quốc gia trên thế giới, các dòng ô tô hiện đại đều sở hữu hệ thống cảnh báo thắt dây đai an toàn trên ghế lái hoặc cả 2 ghế trước.

Theo đó, hệ thống sẽ phát tín hiệu nhắc nhở việc thắt dây an toàn cho tài xế và hành khách. Tại Việt Nam, nhiều người không có thói quen thắt dây an toàn nên họ thấy khó chịu với hệ thống này. Vì vậy, các tài xế tìm đến một loại phụ kiện để đánh lừa hệ thống cảnh báo trên ô tô.

Chốt thắt dây an toàn thay thế.

Chốt thắt dây an toàn thay thế là phụ kiện nguy hiểm cần loại bỏ.

Cụ thể, chốt thế đai an toàn sẽ được lắp thẳng vào khe chốt để đánh lừa hệ thống điện tử nhận diện dây an toàn đã được thắt và không phát ra tín hiệu cảnh báo nữa. Dây an toàn có vai trò quan trọng hơn túi khí, vì giúp người ngồi trên xe không bị ngã về phía trước khi có tai nạn xảy ra. Trong trường hợp phanh gấp hoặc có va chạm, đai an toàn cũng giữ hành khách cố định, tránh tổn thương không đáng có.

Theo số liệu Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ – NHTSA, đai an toàn giảm tỷ lệ thương vong đến 50% trong trường hợp gặp tai nạn nghiêm trọng. Túi khí cũng có tác dụng quan trọng thứ hai. Hai tính năng này là phương án bảo vệ tính mạng tốt nhất trên xe ô tô.

(Nguồn ảnh: Internet)