• Luật giao thông
  • Các trường hợp tước bằng lái xe: Quy định xử phạt mới nhất 2020

Các trường hợp tước bằng lái xe: Quy định xử phạt mới nhất 2020

Những lỗi bị tước giấy phép lái xe ô tô và xe máy ? Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe không ? Trường hợp nào người lái bị tước bằng lái xe vĩnh viễn ? Tước bằng lái xe có phải thi lại không ? Bằng lái xe hết hạn có còn bị tước ? Tước GPLX tính từ ngày nào ? /Tước giấy phép lái xe tích hợp, tài xế có được quyền lái xe ?

Và còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan tới trường hợp bị tước bằng lái xe ô tô và xe máy mà tôi sẽ trình bày, giải đáp trong nội dung bài viết này. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng thậm chí bị thu giữ phương tiện nếu lỗi nghiêm trọng.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định tước giấy phép lái xe theo luật mới nhất. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan tới mức phạt tước bằng lái xe không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới các trường hợp bị tước bằng lái xe, cách xử lý khi bị tước bằng lái xe ô tô, xe máy ? Có cần phải thi lại không ? Có được tiếp tục lái xe hay không trong thời hạn tước bằng ?

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

1. Những lỗi bị tước giấy phép lái xe ô tô ?

Nghị định 100 NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nhiều điểm mới, trong đó bổ sung thêm các lỗi và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Do vậy, người tham gia giao thông cần nắm vững những thay đổi và cập nhật tin tức pháp luật mới nhất để tránh bị vi phạm.

Sau đây là những lỗi bị tước giấy phép lái xe ô tô theo Nghị định 100 NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng đối với các trường hợp sau đây:

  • Vượt đèn đỏ, đèn vàng.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.
  • Đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.
  • Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng đối với các trường hợp sau đây:

  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
  • Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km.
  • Người điều khiển phương tiện đón, trả khách trên đường cao tốc.
  • Tước quyền sử dụng GPLX từ 3 – 5 tháng với hành vi sau
  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 4 – 6 tháng đối với các trường hợp sau đây:

  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của người thi hành công vụ.
  • Lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 – 24 tháng đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. 

Lái ô tô có nồng độ cồn – vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ở mức cao nhất (trong đó phạt tiền từ 30-40 triệu đồng).

Bằng lái xe oto hạng B2

Bằng lái xe oto hạng B2

2. Những lỗi bị tước giấy phép lái xe máy ?

Sau đây là những lỗi bị tước giấy phép lái xe máy theo Nghị định 100 NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng đối với các trường hợp sau đây:

  • Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.
  • Gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
  • Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng đối với các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
  • Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
  • Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 – 12 tháng đối với trường hợp sau đây:

Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 – 24 tháng đối với các trường hợp sau đây:

  • Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ở mức cao nhất.
  • Trong cơ thể người điều khiển có chất ma túy.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của đơn vị thi hành công vụ.
Giấy phép lái xe máy
Giấy phép lái xe máy

3. Bị tước giấy phép lái xe ô tô có được lái xe không ?

Căn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Tóm lại, khi vi phạm luật giao thông đường bộ có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này, người lái sẽ không được phép điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Trường hợp bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này và bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ thì lúc này bạn sẽ bị xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe với mức phạt theo quy định dưới đây:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) thì bị xử phạt như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

4. Trường hợp nào người lái bị tước bằng lái xe vĩnh viễn ?

Trước thực trạng lái xe uống rượu bia, ma túy gây tai nạn đặc biệt nhức nhối, Tổng cục ĐBVN đề xuất tước bằng lái xe vĩnh viễn với một số trường hợp… Tuy nhiên, đây chỉ mới là đề xuất !

Căn cứ theo Nghị định 100 NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 mà DailyXe vừa trình bày ở phần 1 của bài viết thì quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GPLX từ 4 – 6 tháng hoặc 22 – 24 tháng chưa đủ sức răn đe.

Do vậy, Tổng cục Đường bộ VN đề xuất tăng thời hạn tước quyền sử dụng GPLX, có thể tước quyền sử dụng GPLX vĩnh viễn đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có mức độ, tính chất đặc biệt nguy hiểm để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước. Khi có quy định này buộc tài xế phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật hơn để đảm bảo hành nghề an toàn phục vụ cuộc sống của mình và mọi người.

Do đây chỉ mới là đề xuất nên vẫn còn rất nhiều tranh luận về việc tước vĩnh viễn GPLX sẽ gây ra ảnh hưởng lâu dài. Chẳng hạn, tước GPLX vĩnh viễn, tài xế sẽ không biết làm gì khác, ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ lái xe mà cả thế hệ sau, gia đình, vợ con họ.

Vì vậy cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn. Nhưng không nên quy định phải đặc biệt nghiêm trọng mới thu bằng vĩnh viễn mà phải căn cứ vào nguyên nhân gây tai nạn. Nếu nguyên nhân chủ quan của tài xế hoặc xe kinh doanh vận tải hoặc sử dụng ma túy, rượu, bia gây TNGT thì mới thu vĩnh viễn. Còn tai nạn do nguyên nhân khách quan hay hỗn hợp thì phải xem xét.

Tóm lại, việc tước bằng lái xe vĩnh viễn chỉ mới là đề xuất. Về lâu dài, đề xuất này chưa biết có đi vào Luật chính thức hay không, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ mục đích của đề xuất tước giấy phép lái xe vịnh viễn nhằm để nâng cao ý thức tham gia giao thông của người lái, đồng thời như một hình thức xử phạt nặng nhất đối với những ai coi thường luật pháp.

5. Tước bằng lái xe có phải thi lại không ?

Giải đáp thắc mắc tước bằng lái xe có phải thi lại không, cần căn cứ vào khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Tóm lại, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe thì bị xử phạt về hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Và khi hết thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, thì bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng giấy phép này mà không cần phải dự sát hạch lại lý thuyết hoặc thực hành.

6. Tước giấy phép lái xe tính từ ngày nào ?

DailyXe sẽ giải đáp thắc mắc tước giấy phép lái xe tính từ ngày nào và thắc mắc có ý nghĩa tương đồng Cách tính thời điểm bị tước bằng ? như sau

Theo điểm a và điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;”

Ví dụ: Bạn vi phạm Luật giao thông và bị cảnh sát tước bằng lái xe. Thời điểm bị tước bằng sẽ được xác định theo 1 trong 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Tại thời điểm ra quyết định xử phạt; CSGT đã tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.

Trường hợp 2: Tại thời điểm ra quyết định xử phạt; CSGT chưa tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX là thời điểm bạn xuất trình GPLX cho người có thẩm quyền tạm giữ.

7. Bằng lái xe hết hạn có còn bị tước ?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.”

Tóm lại, trường hợp bạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe mà thời hạn sử dụng sắp hết và ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt như thường. Trường hợp bạn bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe mà giấy phép lái xe của bạn tuy sắp hết hạn nhưng thời hạn nhiều hơn thời hạn bị tước thì vẫn bị tước như bình thường.

*** Xem thêm chuyên gia giải đáp Bằng lái xe ô tô hết hạn đổi ở đâu ?

8. Tước giấy phép lái xe tích hợp, tài xế có được quyền lái xe ?

Trường hợp bị

tước giấy phép lái xe tích hợp (một bằng chung cả xe máy và ô tô), tài xế vẫn có thể sử dụng loại phương tiện còn lại và trình biên bản xử phạt khi CSGT kiểm tra hành chính.

Ví dụ minh họa:

Bạn lái xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở. Lúc này bạn sẽ bị phạt tiền 6-8 triệu đồng (quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019).

Đồng thời, bạn còn bị tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng. Như vậy, trong thời hạn này, bạn sẽ không được điều khiển xe ô tô.

Tuy nhiên, bạn vẫn được phép điều khiển xe máy mà vẫn đúng quy định của pháp luật. Thay vào đó, khi kiểm tra hành chính các giấy tờ liên quan lúc điều khiển xe máy, bạn sẽ xuất trình biên bản xử phạt để chứng minh giấy phép lái xe tích hợp đã bị thu giữ do điều khiển ô tô vi phạm trước đó. Như vậy, sau khi bị tước giấy phép lái xe tích hợp, bạn vẫn có thể tham gia giao thông bằng loại phương tiện còn lại.

Nhưng bạn cần chú ý nếu bạn sử dụng phương tiện còn lại và tiếp tục phạm lỗi, CSGT sẽ ghi rõ trong biên bản xử phạt là tước giấy phép lái xe của cả hai loại phương tiện. Khi đó, bạn sẽ không được sử dụng bất cứ loại phương tiện ô tô, xe máy nào.

Trường hợp bạn vẫn bất chấp pháp luật, tiếp tục vi phạm lần thứ ba, CSGT sẽ giữ giấy tờ xe và giữ luôn phương tiện vi phạm giao thông ngay lúc đó.

Như bạn thấy đấy, mức phạt tước bằng lái xe như một lời cảnh tỉnh đối với những ai đang lái xe cần phải chấp hành đúng luật. Khi tuân thủ luật giao thông là bảo vệ sự an toàn cho chính bạn và xã hội.

Hy vọng với những chia sẻ mà bài viết này mang lại sẽ thật sự hữu ích tới bạn !

Nguồn: DailyXe