• Luật giao thông
  • Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hoá, cốp xe, rượt đuổi người vi phạm ? (2020)

Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hoá, cốp xe, rượt đuổi người vi phạm ? (2020)

Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hoá ? CSGT có được quyền kiểm tra cốp xe, đồ dùng cá nhân không ? Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang? Cảnh sát giao thông có quyền rượt đuổi ?

Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông để kiểm tra hàng hoá, kiểm tra cốp xe, dồ dùng cá nhân, Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang? Hành vi rượt đuổi theo người vi phạm giao thông của CSGT có được pháp luật cho phép ?

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

CSGT có được quyền kiểm tra cốp xe, dồ dùng cá nhân không ?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định về 03 nội dung kiểm soát của CSGT bao gồm:

  • Kiểm soát giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện (giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe…).
  • Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện (biển số trước/sau, đèn chiếu sáng xa/gần, đèn tín hiệu, công tác còi, hệ thống phanh, bánh lốp…).
  • Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ (quy cách, kích thước hàng hoá, nếu có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu trong người đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính…).

CSGT cũng có quyền yêu cầu dừng phương tiện giao thông khi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thiết bị ghi hình phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm luật giao thông; khi đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp trên; khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; khi nhận được tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài ra, Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 còn quy định, việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật của người tham gia giao thông có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật nêu trên phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành tiến hành kiểm soát, đơn cử như: Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát trật tự, trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu…

Ngoài ra, chiến sĩ CSGT, cảnh sát cơ động được quyền tiến hành kiểm tra cốp xe, đồ dùng cá nhân theo thủ tục hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Đồng thời, phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

*** Chuyên gia giải đáp: Có được quay phim chụp hình CSGT ?

CSGT có được quyền kiểm tra cốp xe người tham gia giao thông
CSGT có được quyền kiểm tra cốp xe người tham gia giao thông

Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hóa trên xe không?

Tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hoá trên xe hay không bằng cách dựa vào quy định tại Điểm c Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA về kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ như sau:

  • Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn;
  • Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu trong người đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì lập biên bản vụ việc, tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết; việc tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại, cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát hàng hoá và các loại giấy tờ liên quan với hàng hoá của bạn để đối chiếu và kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn.

Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hóa trên xe chống buôn lậu hàng hóa
Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hóa trên xe chống buôn lậu hàng hóa

Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?

Theo Thông báo 98/TB-VPCP ngày 14/3/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng từ ngày 16/3/2020.

Về mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ dựa theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong trường hợp này là hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng:

Cụ thể, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã.

Tóm lại, CSGT không có quyền xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng dịch.

*** Xem thêm: Nộp đơn khiếu nại CSGT ở đâu ?

Cảnh sát giao thông có quyền rượt đuổi ?

Cảnh sát giao thông có quyền rượt đuổi khi thấy người vi phạm giao thông? Để giải đáp thắc mắc này cần căn cứ theo thông tư 01 năm 2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư 02 năm 2016 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông thì CSGT được quyền dừng xe người vi phạm để kiểm tra xử phạt.

Tuy nhiên, CSGT phải đảm bảo 3 yêu cầu đó là: dừng phương tiện phải đảm bảo an toàn đúng quy định pháp luật; không cản trở đến hoạt động giao thông; khi dừng phương tiện phải kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý theo quy định.

Trường hợp cần phải ngăn chặn hành vi vi phạm thì căn cứ vào quyền hạn của CSGT thì tổ trưởng tuần tra kiểm soát có quyền báo lên cấp trên hoặc tự mình ra quyết định để đưa biện pháp ngăn chặn để xử lý đúng quy định.

Trường hợp truy đuổi tội phạm hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng có thể gây thiệt hại về tín mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông thì CSGT được quyền truy đuổi. Tuy nhiên, phải đảm bảo an toàn cho người truy đuổi và người bị đuổi. Trường hợp vi phạm hành chính đơn thuần có thể ghi biển số xe và thông báo các chốt trạm CSGT tiếp theo để xử lý.

Thực tế hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể việc cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm luật giao thông mà chỉ có quy định cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn theo điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 và Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA.

Việc CSGT truy đuổi chỉ diễn ra khi người nào đó có dấu hiệu tội phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Khi truy đuổi phải bảo đảm nguyên tắc an toàn cho người bị truy đuổi và những người đang tham gia giao thông trên đường.

Gả sử CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng thì cần phải có sự vào cuộc của cơ quan điều tra để xác định được nguyên nhân vụ tai nạn để xác định được có hay không trách nhiệm của CSGT và người vi phạm để xử lý.

Cảnh sát giao thông có quyền truy đuổi khi thấy người vi phạm giao thông
Cảnh sát giao thông có quyền truy đuổi khi thấy người vi phạm giao thông

Nguồn: DailyXe