• Luật giao thông
  • Cập nhật quy định đổi bằng lái xe ô tô hết hạn năm 2020 đầy đủ nhất

Cập nhật quy định đổi bằng lái xe ô tô hết hạn năm 2020 đầy đủ nhất

Quy định đổi giấy phép lái xe ô tô cần chuẩn bị hồ sơ gì là điều rất nhiều người quan tâm. Bởi vì nếu bằng lái xe ô tô hết hạn mà bạn không để ý và để quá hạn quá lâu sẽ khiến bạn phải thi sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành, vừa mất thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng thực tế thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô hết hạn rất đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể chủ động tự mình làm hồ sơ cấp lại bằng lái xe một cách dễ dàng và nhất là không để cho bằng lái quá hạn quá lâu.

Vâng! Đó chính là những gì bạn sắp được khám phá ngay sau đây.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ tới bạn những quy định về thời hạn sử dụng bằng lái xe để bạn xác định bằng lái mình đang sở hữu là có thời hạn bao nhiêu năm hoặc loại không có thời hạn. Sau đó, tôi sẽ trình bày kỹ về quy định đổi bằng lái xe ô tô quá hạn đồng thời hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn. Không chỉ thế, ở phần cuối bài viết, tôi còn chia sẻ tới bạn về thời gian nhận bằng lái ô tô cấp lại và quy định đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Đi thôi !

Quy định bằng lái xe nào có thời hạn ?

Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, chỉ có bằng A1, A2, A3không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại đều có thời hạn, tức chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Cụ thể như sau:

  • Bằng B1: có thời hạn đến khi người lái đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; (Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp).
  • Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Bằng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Như vậy, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3) thì các loại bằng lái ô tô cũng như tất cả các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn quy định.

Giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe

Quy định cấp lại bằng lái xe ô tô

Khi bằng lái xe ô tô hết hạn, nhiều người thắc mắc Đổi bằng lái xe có phải thi lại không ? Khi nào cần phải sát hạch lại lý thuyết? Khi nào cần sát hạch lại thực hành? Khi nào được miễn sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành? Tôi sẽ tiếp tục đồng hành giải đáp cho bạn những thắc mắc đó ở nội dung dưới đây:

Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng thì bắt buộc người lái phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể:

  • Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;
  • Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Tóm lại, bạn cần lưu ý xem kỹ thời khi nào hết hạn bằng lái để chuẩn bị hồ sơ xin đổi bằng kịp lúc nhằm tránh phải mất thời gian sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

Vậy hồ sơ xin đổi bằng lái, cấp lại bằng lái xe ô tô gồm những giấy tờ gì? Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô như thế nào ? Mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây !

Hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn do ngành Giao thông cấp

Đổi bằng lái xe cần những gì ? Tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các bước đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn ở nội dung dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
  • Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Về nơi nộp hồ sơ – đổi bằng lái xe ở đâu ? Thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp bằng lái xe trước đó.

Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe
Thủ tục đổi giấy phép lái xe

Khi nào cần sử dụng mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe?

Căn cứ quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các trường hợp sau đây cần chuẩn bị mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe trong hồ sơ:

  • Người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng;
  • Người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng xin xét cấp lại giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc;
  • Người xin đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;
  • Người xin đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp;
  • Người xin đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp;
  • Người xin đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài.
Mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe
Mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe

Hướng dẫn viết mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe chuẩn nhất

  • Sở Giao thông vận tải nơi cấp bằng lái xe cũ;
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thuờng trú là nơi ghi trên sổ hộ khẩu;
  • Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Nơi cấp ghi trên bằng lái xe cũ;
  • Nơi học lái xe thực tế để thi bằng lái xe xin cấp đổi;
  • Hạng giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe;
  • Số giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe;
  • Nơi cấp in trên giấy phép lái xe;
  • Ngày cấp in trên giấy phép lái xe cũ;
  • Hạng giấy phép lái xe muốn xin cấp, đổi mới;
  • Lý do thực tế như: sắp hết hạn/mất/quá hạn/đổi…

Nhiều người thắc mắc sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ cũng như tham gia sát hạch lý thuyết và thực hành và đủ điều kiện được cấp lại giấy phép lái xe thì khi nào sẽ nhận được bằng lái mới? Hãy cùng tìm hiểu ở nội dung dưới đây:

Thời gian nhận Giấy phép lái xe được cấp lại

Thời gian nhận bằng mới sẽ tùy thuộc vào loại giấy phép lái xe:

  • Đối với giấy phép lái xe do Cục đường bộ Việt Nam và sở GTVT Hải Dương cấp: thời gian nhận bằng mới từ 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp.
  • Đối với giấy phép lái xe do sở GTVT tỉnh khác cấp, thời gian đổi bằng mới là 20 ngày kể từ ngày cấp.

Quy định đổi GPLX cho người nước ngoài

Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, đang sở hữu bằng lái xe quốc tế và có nhu cầu đổi sang bằng lái xe dành cho người nước ngoài thì thủ tục đổi bằng lái xe ôtô cần chuẩn bị bao gồm:

  • 1 bản CMND photo (hoặc Hộ chiếu photo không cần công chứng).
  • Bản gốc bằng lái xe
  • 2 bản photo bằng lái xe.
  • 2 bản dịch thuật có công chứng giấy phép lái xe.
Đổi GPLX cho người nước ngoài
Đổi GPLX cho người nước ngoài

Như bạn thấy đấy, khi đã sở hữu bằng lái thì bạn rất cần chú ý tới thời hạn của chiếc bằng để kịp thời thay thế xin cấp lại. Vì nếu để quá hạn và vượt quá mốc thời gian cho phép thì khả năng cao bạn phải thi sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành rất tốn thời gian và tiền bạc. Trường hợp bạn đã để quá hạn, vượt mốc thời gian cho phép, bạn cần đọc thật kỹ quy định thi bằng lái xe ô tô để cấp mới.

Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem tới trong bài viết này đã giúp bạn an tâm khi muốn cấp lại giấy phép lái xe.

Nguồn: DailyXe