• Luật giao thông
  • Có được quyền quay phim cảnh sát giao thông ? CSGT có quyền thu tiền phạt ? (2020)

Có được quyền quay phim cảnh sát giao thông ? CSGT có quyền thu tiền phạt ? (2020)

Có được quay phim chụp hình CSGT ? Có được xem chuyên đề của CSGT ? Cảnh sát giao thông có quyền thu tiền phạt ?

Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới thắc mắc Có được quyền quay phim cảnh sát giao thông ? Có được kiểm tra chuyên đề của CSGT ? Cảnh sát giao thông có quyền thu tiền phạt ?

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Có được quyền quay phim cảnh sát giao thông ?

Có được quay phim chụp hình CSGT là một trong những việc giám sát CSGT rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Thông tư 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thông tư này thay thế thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009.

Thông tư 67/2019, người dân có quyền giám sát lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình, nhưng phải bảo đảm các điều kiện: không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tuân thủ các quy định pháp luật khác.

Khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ. Khu vực này phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định, người dân sẽ có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

  • Thứ nhất thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
  • Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
  • Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
  • Thứ năm, giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Điều 10 thông tư 67/2019 còn nhấn mạnh, nhân dân giám sát công an nhân dân phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật.

*** Đọc thêm: Cảnh sát giao thông có quyền đánh người ?

Công dân có quyền ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Công dân có quyền ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt ?

Cảnh sát giao thông có quyền thu tiền phạt ? Khi nào cảnh sát giao thông được trực tiếp thu tiền phạt ? Tôi sẽ giúp bạn gỡ rối thắc mắc trên thông qua quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”

Tóm lại, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt ra “Quyết định xử phạt VPHC theo thủ tục không lập biên bản”, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm nộp phạt tại chỗ. Người xử phạt phải xé biên lai (do Bộ Tài chính in) trao cho tổ chức hoặc cá nhân vi phạm. Cụ thể, việc xử phạt tại chỗ chỉ áp dụng đối với những vi phạm đã rõ, không phải xác minh, khung hình phạt được quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Thẩm quyền của CSGT làm nhiệm vụ trên đường được ra quyết định xử phạt tại chỗ không quá 250.000 đồng mà không phải lập biên bản. Các lỗi nêu trên người vi phạm có đầy đủ giấy tờ theo quy định sẽ được xử phạt tại chỗ. Khoản tiền CSGT thu trực tiếp được nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”

Trường hợp người vi phạm không có tiền hoặc không đủ tiền nộp phạt tại chỗ sẽ bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe; đăng ký xe; sổ kiểm định lưu hành phương tiện hoặc bảo hiểm xe;…

Sau đó, người vi phạm cầm tờ quyết định ra kho bạc để nộp phạt, lấy biên lai rồi mang biên lai trình cho người phạt để lấy lại giấy tờ hoặc đến cơ quan của người xử phạt (Phòng CSGT, Đội CSGT,… được ghi trong quyết định xử phạt) để xuất trình, lấy lại giấy tờ.

*** Chuyên gia giải đáp: Không có bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu ?

Lập biên bản vi phạm luật tham giao thông
Lập biên bản vi phạm luật tham giao thông

Có được xem chuyên đề của CSGT ?

Đối với thắc mắc Có được phép kiểm tra chuyên đề CSGT, tôi xin giải đáp như sau:

Từ ngày 15/1/2020, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT chính thức có hiệu lực. Theo đó, tại Mục 1, Điều 5, Chương II có đề cập Cảnh sát giao thông phải công khai kế hoạch, chuyên đề và công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Cụ thể, CSGT phải công khai 5 mục sau:

  • Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
  • Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
  • Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
  • Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;
  • Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.

Về hình thức công khai, sẽ có các hình thức công khai sau đây của CSGT:

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:

  • Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
  • Đăng Công báo.
  • Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
  • Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
  • Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc có được xem chuyên đề của CSGT hay không, người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua các hình thức trên, tức là bạn có thể kiểm tra trên các cổng thông tin trên. Đặc biệt cần tránh hiểu nhầm về việc có thể kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.

Với những chia sẻ mà DailyXe đem đến trong bài viết này, hy vọng đã thật sự giúp ích cho bạn về kiến thức giao thông.

Nguồn: DailyXe