• Luật giao thông
  • Học thi bằng lái xe ô tô: Học phí, đổi bằng và quy định mới nhất 2020

Học thi bằng lái xe ô tô: Học phí, đổi bằng và quy định mới nhất 2020

Học bằng lái xe ô tô mất bao lâu ? Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu câu hỏi ? Học phí học thi bằng lái xe ô tô tăng giá mạnh trong năm 2020 có phải chiêu trò của các trường đào tạo ? Bằng lái xe ô tô có được lái xe máy không ? Bằng lái xe cũ có phải đổi sang bằng lái xe ô tô có mã vạch ?

Và còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan tới vấn đề học thi và quy định sử dụng bằng lái xe ô tô mà tôi sẽ trình bày, giải đáp trong nội dung bài viết này. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ rất dễ khiến bạn “tiền mất tật mang”.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về việc học thi, sử dụng giấy phép lái xe ô tô hiện nay. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan tới học phí học bằng lái xe ô tô không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới học phí thi bằng lái xe ô tô, quy định sử dụng giấy phép lái xe mới nhất mà tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.

Trong bài viết này, tôi sẽ đi giải đáp 8 thắc mắc rất nhiều người quan tâm hiện nay về quy định học và thi, sử dụng bằng lái xe ôtô mới nhất năm 2020.

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

1. Học bằng lái xe ô tô mất bao lâu ?

DailyXe sẽ giải đáp thắc mắc trên và thắc mắc Học bằng lái xe ô tô mấy tháng ? Thi bằng lái xe ô tô mất bao lâu ? như sau:

Theo quy định của Sở GTVT, học viên muốn học thi bằng lái xe ô tô, cụ thể lấy bằng B2 sẽ tốn 4,5 tháng là có lịch thi, đối với bằng B1 (tự động) học và thi 5,5 tháng, còn đối với bằng lái xe ô tô hạng C sẽ lâu hơn khoảng 6,5 tháng.

*** Xem thêm chuyên gia giải đáp Bằng lái xe ô tô có mấy loại ?

Thi sát hạch lái xe oto
Thi sát hạch lái xe oto

2. Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu câu hỏi ?

Từ ngày 1/8/2020, bài thi lý thuyết sát hạch lái xe sẽ có những thay đổi sau đây:

  • Bộ câu hỏi thi sát hạch lý thuyết lái xe sẽ tăng từ 450 lên 600 câu.
  • Số lượng câu hỏi trong một đề sát hạch cũng sẽ tăng thêm.
  • Thời gian sát hạch lý thuyết sẽ được rút ngắn.
  • Các bài thi hạng B2, C, D, E, F cũng sẽ được thay đổi.

Lưu ý: Trong tổng cộng 600 câu hỏi của bộ đề thi sẽ có 100 câu điểm liệt, yêu cầu học viên phải trả lời đúng 100 câu nếu sai 1 câu sẽ rớt phần thi lý thuyết. 100 câu hỏi lý thuyết điểm liệt này là những kiến thức rất cơ bản, cốt lõi bắt buộc người lái xe phải hiểu, ghi nhớ và luôn thực hiện đúng khi lái xe.

3. Học bằng lái xe ô tô giá bao nhiêu ? Thi bằng lái xe ô tô giá bao nhiêu

Đối với

Học phí học lái xe ô tô bằng B1 hiện nay có học phí từ 13-14 triệu đồng trọn gói, bằng lái xe B2 từ 12–13 triệu đồng trọn gói, học phí bằng C sẽ từ 15-17 triệu đồng tùy từng trung tâm.

Thi bằng lái xe oto
Thi bằng lái xe oto

4. Vì sao học phí học thi bằng lái xe ô tô tăng giá mạnh trong năm 2020 ?

Lời đồn về phí

học bằng lái xe ô tô tăng lên từ 20-30 triệu đồng, bắt đầu từ ngày 01-05-2020 – khi Thông tư 38 có hiệu lực, dẫn tới tình trạng rất nhiều người kéo nhau đi nộp hồ sơ học thi bằng lái xe ô tô.

Trước thông tin Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 38 với nhiều điểm mới trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe. Theo ghi nhận từ ý kiến chuyên gia pháp luật, việc tăng học phí lái xe ô tô lên 30 triệu đồng là không có cơ sở.

Tuy nhiên, việc tăng học phí bao nhiêu, luật có quy định hay không, Thông tư 38 của Bộ GTVT không quy định học phí đào tạo lái xe mà hiện nay việc quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được quy định tại Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT.

Thông tư 72 quy định rõ: “Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông Vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần…”

Học phí học lái xe ô tô do các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới tự quyết định và xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, như: đầu tư trang thiết bị, xe cộ, đất đai, đội ngũ giáo viên, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, định mức về tiêu hao nhiên liệu, chế độ chi tiêu tài chính…

Việc bỏ ra những chi phí lắp camera, dạy thêm nội dung học, lắp thiết bị nhận dạng và theo dõi thời gian học… Vì thế, mức học phí học lái xe từ năm 2020 sẽ cao hơn so với trước đây, nhưng con số cụ thể thì sẽ do tùy trung tâm đào tạo công bố.

Lưu ý: Nhà nước không can thiệp hay quy định mức học phí này mà chỉ theo dõi dựa trên báo cáo của cơ sở đào tạo lái xe, nếu cơ sở nào tăng học phí học bằng lái không có cơ sở thì sẽ bị xử lý theo qui định.

5. Bằng lái xe ô tô có được lái xe máy không ?

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 cấp cho người lái mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.

Trong khi, GPLX hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển ô tô chở người đến chín chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

Còn theo khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi tham gia giao thông có GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Tóm lại, khi điều khiển phương tiện nào, người lái xe phải có GPLX phù hợp loại xe đó, không thể dùng GPLX ô tô thay thế cho GPLX xe máy.

Trường hợp người lái xe có nhu cầu tích hợp các GPLX có hạng khác nhau thì cần thực hiện thủ tục cấp đổi GPLX.

Điều 38 Thông tư 12/2017 quy định người lái xe có nhu cầu cấp đổi GPLX lập một bộ hồ sơ gửi trực tiếp đến hoặc kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT nơi cấp GPLX lần đầu.

Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi GPLX, giấy khám sức khỏe, bản sao CMND hoặc CCCD còn thời hạn.

Bằng lái xe hạng B1
Bằng lái xe hạng B1

6. Bằng lái xe cũ có phải đổi sang bằng lái xe ô tô có mã vạch ?

Về việc đổi giấy phép lái xe, các loại GPLX cấp từ ngày 1/6/2020 bắt buộc phải có mã QR để nhanh chóng được xác minh thật – giả trong giây lát. Theo công văn số 3312/TCĐBVN-QLPT&NL ngày 25/5/2020 của Bộ GTVT, các sở GTVT phải in mã hai chiều QR vào mặt sau của giấy phép lái xe (GPLX) mới nhằm giải mã nhanh thông tin và liên kết với hệ thống thông tin quản lý GPLX để xác minh tính xác thực.

Quy định này chính thức được áp dụng từ 0h ngày 1/6/2020 và bất kỳ giấy phép lái xe in sau thời điểm này không có mã QR sẽ được quy vào không hợp lệ. Mã QR được in ở góc trái của mặt sau trên tất cả các loại GPLX như A1, B1, B2, D…

Với mã QR, các cơ quan chức năng tuần tra sẽ dễ dàng kiểm soát và phát hiện giấy phép lái xe giả nhanh chóng.

GPLX mới được làm bằng vật liệu PET, có thể chịu ẩm, nhiệt, kích thước nhỏ gọn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Mọi người chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR là có thể nhanh chóng kiểm tra được thông tin về bằng lái này.

Bằng lái xe mới có mã QR rất hữu ích, tiện dụng và hạn chế được khả năng mạo danh làm giả giấy tờ.

Lưu ý: KHÔNG BẮT BUỘC người dân phải đổi bằng lái xe cũ còn thời hạn sang loại có mã vạch. Bằng lái xe được cấp trước ngày 1/6/2020 vẫn có giá trị sử dụng nếu còn hạn. Tuy nhiên, nếu đã hết thời hạn, bằng lái xe này phải đổi sang loại có mã QR như cấp mới.

Người dân cũng có thể đổi bằng lái xe chưa có mã QR sang loại có mã QR nếu có nhu cầu. Khi có nhu cầu đổi mới, người dân có thể đến các cơ sở để làm thủ tục yêu cầu cấp đổi hoặc làm mới và trả chi phí theo mức hiện hành. Thủ tục đổi giấy phép lái xe cũng rất thuận tiện và không tốn nhiều thời gian.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe
Thủ tục đổi giấy phép lái xe

7. Đổi giấy phép lái xe ô tô khác tỉnh được hay không ?

Hiện nay, cơ quan chức năng đang tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân đổi bằng lái xe từ thẻ bìa giấy sang thẻ nhựa PET. Nhiều người thắc mắc về việc có thể đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về việc làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe, bạn cần lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.

Lưu ý: Tại quy định này không yêu cầu nơi nộp hồ sơ phải là Sở Giao thông Vận tải nơi cư trú hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp bằng lái cũ.

Vì vậy, bạn HOÀN TOÀN ĐƯỢC PHÉP đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng trước đây.

Mặt khác, thẩm quyền của Sở Giao thông Vận tải tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12 (được sửa đổi tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) cũng được xác định như sau:

Cấp mới, cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.

Như vậy, việc cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe thực hiện theo mã số trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe. Những dữ liệu này không lấy từ dữ liệu của Sở Giao thông Vận tải từng tỉnh nên cũng có thể hiểu không cần người lái xe phải đổi bằng lái xe tại đúng tỉnh nơi cấp bằng trước kia cho họ.

Quy định này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe nhất là khi Nhà nước đang khuyến khích người dân đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe

8. Trường hợp nào được phép đổi Giấy phép lái xe ?

Hiện nay, việc đổi Giấy phép lái xe thực hiện trong 03 trường hợp sau:

  • Người có Giấy phép lái xe có thời hạn được đổi Giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng (kể cả người có Giấy phép lái xe bị hỏng);
  • Riêng người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống;
  • Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Để tiến hành đổi Giấy phép lái xe, lái xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 hoặc người có nhu cầu tách Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
  • Bản sao Giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Thời gian đổi Giấy phép lái xe là không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Như bạn thấy đấy, mỗi thay đổi liên quan tới Giấy phép lái xe ô tô năm 2020 dù là nhỏ nhất cũng được tôi cập nhật trong nội dung bài viết này. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ để tránh bị phạt oan ức.

Nguồn: DailyXe