• Luật giao thông
  • Khiếu nại cảnh sát giao thông ở đâu ? Cảnh sát giao thông có quyền đánh người ?

Khiếu nại cảnh sát giao thông ở đâu ? Cảnh sát giao thông có quyền đánh người ?

Nộp đơn khiếu nại CSGT ở đâu ? Cách khiếu nại CSGT ? Thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT ? Cảnh sát giao thông có quyền đánh người vi phạm ?

Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới Cách khiếu nại cảnh sát giao thông. Khi không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại CGST khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Tôi sẽ hướng dẫn quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT. Đặc biệt ở phần cuối bài viết, tôi sẽ đi giải đáp câu hỏi cảnh sát giao thông có quyền đánh người vi phạm hay không.

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT đến cấp trên trực tiếp

Khi bị cảnh sát giao thông phạt hành chính, nếu người vi phạm không chịu ký vào biên bản thì vẫn bị xử phạt với lỗi vi phạm trước đó, và người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Hiện nay vẫn chưa có quy định về xử phạt lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông, nên nếu bạn vi phạm giao thông mà không ký thì chỉ bị xử phạt lỗi vi phạm đã mắc phải. Trong trường hợp bạn không đồng ý với quyết định, bạn có quyền khiếu nại lên trụ sở Đội, Phòng CSGT nơi lập biên bản để đưa ra bằng chứng không vi phạm.

Căn cứ vào Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại quyết định hành chính như sau:

  • Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT
Khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT

Lựa chọn hình thức khiếu nại CSGT

Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp:

  • Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Hình thức khiếu nại CSGT
Hình thức khiếu nại CSGT

Thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT

Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hiệu 90 ngày được tính từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Cần chú ý đến các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như: Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;… tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.

*** Góc chuyên gia giải đáp: Đỗ xe ngược chiều gây tai nạn bị phạt bao nhiêu ? 

Có khiếu nại, vẫn phải thi hành quyết định nộp phạt trước

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp người giải quyết khiếu nại, khởi kiện đã ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, người vi phạm khi muốn khiếu nại CSGT thì cần tới trụ sở Đội, Phòng CSGT nơi lập biên bản để đưa ra căn cứ chứng minh mình không vi phạm. Trường hợp người vi phạm có đầy đủ chứng cứ thì cán bộ, chiến sỹ CSGT lập biên bản phải chịu trách nhiệm, xin lỗi người vi phạm.

Cảnh sát giao thông có quyền đánh người ?

Cảnh sát giao thông có được quyền đánh người ? Cảnh sát giao thông đánh người vi phạm đúng hay sai ? Tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua Quy định của pháp luật về quyền hạn của CSGT được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA:

“1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh,trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ vào quy định trên thì Cảnh sát giao thông không có quyền đánh người vi phạm. Trường hợp người vi phạm chống đối thì Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn có thể là vũ lực chỉ khi bị đe dọa về tính mạng sức khỏe hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác, và phải dừng ngay lập tức khi biện pháp ngăn chặn đã đạt hiệu quả, mọi hành vi có tính chất vượt quá giới hạn của cảnh sát giao thông đều là vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, nếu hành vi đánh người đủ cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 136, 137 Bộ luật hình sự 2015.

Hy vọng với những thông tin mà DailyXe đem đến trong bài viết này sẽ thật sự hữu ích tới bạn.

Nguồn: DailyXe