- ›
- Kinh nghiệm lái xe
- ›
- Làn thu phí tự động VETC và những lợi ích nổi bật
Làn thu phí tự động VETC và những lợi ích nổi bật
1. Làn thu phí không dừng VETC là gì?
Làn thu phí không dừng ETC viết tắt của Electronic Toll Collection là trạm thu phí không dừng trên các trục đường quốc lộ cao tốc bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại. Đây là làn thu phí không dừng được bố trí trên các trục đường quốc lộ giúp tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, vì là làn không dừng nên cũng giúp nhà đầu tư BOT tiết kiệm chi phí in vé, chi phí nhân sự, bảo trì, đồng thời tránh thất thoát.
Trạm thu phí không dừng trên quốc lộ 5 đã chính thức hoạt động từ tháng 3/2020.
Dịch vụ thu phí tự động ETC được áp dụng công nghệ REID sử dụng sóng radio để có thể nhận diện tự động phương tiện xe cơ giới có gắn thẻ E-tag. Công nghệ này đã chứng minh sự ưu việt và được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt các quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông gần giống với Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Philippines.
Ở Việt Nam, làn thu phí không dừng được gọi là VETC, các phương tiện khi di chuyển qua làn VETC cần lưu ý một số điểm sau: giữ vận tốc dưới 30km/h để đảm bảo độ an toàn, giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe là 15m, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và thanh chắn barie, cuối cùng là làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm.
Có thể bạn quan tâm: Những thói quen xấu các tài xế Việt thường mắc phải khi đi đường đèo, dốc
2. Nguyên tắc hoạt động
Mỗi chip sẽ chứa một mã thông tin về xe và chủ xe đang lưu thông. Khi xe đi qua trạm thu phí thì đầu đọc mã được bố trí sẵn xung quanh sẽ đọc mã này và truyền về PC/PLC. Sau đó, mã số sẽ được PC so sánh với mã số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu máy tính.
Sau đó, toàn bộ cá thông tin về xe sẽ được Visual Basic đọc về máy tính và hiển thị trên giao diện HMI. Chương trình lúc này sẽ đối chiếu các thông tin và kiểm tra tài khoản của chủ xe.
Cách thức hoạt động của làn thu phí không dừng VETC
Nếu thông tin này hợp lệ, chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ tiền và đồng thời nhắn vào điện thoại đăng ký của chủ phương tiện để kiểm soát. Như vậy, xe qua trạm sẽ bỏ qua được giai đoạn mua và soát vé.
Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng VETC, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh VETC (miễn phí) để dán lên kính trước của xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Thẻ này được thiết kế gồm 2 phần độc lập, một phần được dán lên phương tiện và một phần được lưu trên hồ sơ để kích hoạt tài khoản giao thông. Thẻ VETC sau khi dán lên phương tiện nếu vô tình hay cố ý bóc ra khỏi xe sẽ không sử dụng được nữa.
Người dùng có thể nạp tiền bằng nhiều cách khác nhau như nạp trực tiếp, qua mạng internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại. Sau khi xe được gắn thẻ VETC chạy vào làn thu phí không dừng, hệ thống sẽ nhận diện chụp biển số và phát tín hiệu để đọc thẻ VETC.
Nếu tài khoản thu phí đủ điều kiện, thanh chắn sẽ tự động để xe qua, đồng thời tin nhắn SMS sẽ được gửi về số điện thoại đã đăng ký.
Xem thêm: Cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh
3. Lợi ích của việc dùng làn thu phí tự động VETC
Theo ước tính, tổng lợi ích kinh tế – xã hội mà hệ thống VETC mang lại cho Việt Nam là sẽ giúp ta tiết kiệm ít nhất 3400 tỷ đồng / năm.
Lợi ích khi sử dụng làn thu phí không dừng VETC.
4. Cách thức nộp tiền vào thẻ VETC
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, chủ xe có thể sử dụng các hình thức sau đây để nộp tiền vào thể VETC.
Cách 1:
1. Trạm thu phí đã triển khai thu phí tự động
2. Quầy giao dịch khách hàng
3. Trung tâm Đăng kiểm
4. Cửa hàng giao dịch Viettel
5. Điểm dịch vụ và các đại lý ủy quyền của VETC
Cách 2:
Các kênh online của tất cả các ngân hàng trên toàn quốc và ứng dụng di động của VETC (app VETC).
Cách 3:
Sử dụng MOMO, ViettelPay, Vimo, Ngân lượng, Ví Việt…
(Nguồn ảnh: Internet)