• Luật giao thông
  • Mức phạt tội lăng mạ, hối lộ, tông CSGT, đốt xe trước mặt CSGT (2020)

Mức phạt tội lăng mạ, hối lộ, tông CSGT, đốt xe trước mặt CSGT (2020)

Lăng mạ cảnh sát giao thông bị phạt bao nhiêu ? Vô ý tông xe vào cảnh sát giao thông có bị xử lý hình sự ? Tôi có quyền yêu cầu CSGT cung cấp bằng chứng vi phạm ? Cảnh sát giao thông lập chốt ở đâu ? Đốt xe trước mặt CSGT, phạm tội gì ? Hối lộ cảnh sát giao thông phạt bao nhiêu tiền ?

Đây đều là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới mức phạt hành vi lăng mạ cảnh sát giao thông, xử phạt hành vi vô ý tông xe vào CSGT, quyền đề nghị CSGT cung cấp đầy đủ bằng chứng vi phạm… Đặc biệt, ở phần cuối của bài viết tôi sẽ chỉ ra mức phạt khi hối lộ CSGT.

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Lăng mạ cảnh sát giao thông bị phạt bao nhiêu ?

Lăng mạ cảnh sát giao thông là một trong những hành vi chống đối người thi hành công vụ. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính an ninh an toàn xã hội phòng chữa cháy. Người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

*** Chuyên gia giải đáp: Có được quay phim chụp hình CSGT ?

Xử phạt hành vi Lăng mạ cảnh sát giao thông
Xử phạt hành vi Lăng mạ cảnh sát giao thông

Vô ý tông xe vào cảnh sát giao thông có bị xử lý hình sự?

Theo Điều 12 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có biển báo “cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Khoảng cách an toàn này giúp người điều khiển phương tiện có thời gian, điều kiện để xử lý trong các tình huống bất ngờ trên đường.

Người có hành vi vô ý tông xe vào CSGT có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự. Theo đó người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Đồng thời, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự theo quy định của pháp luật cho người bị hại.

Xử phạt hành vi tông xe CSGT
Xử phạt hành vi tông xe CSGT

Tôi có quyền yêu cầu CSGT cung cấp bằng chứng vi phạm ?

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể: Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: … đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính …”

Tóm lại, trong mọi trường hợp bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu CSGT cung cấp bằng chứng vi phạm. Các bằng chứng này có thể là: ảnh chụp, video…

Cảnh sát giao thông lập chốt ở đâu ?

Theo quy định tại các Điều 8, 9, 10 và 11 Mục 3 Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 4/1/2016 của Bộ Công an, có 4 hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông gồm: Tuần tra kiểm soát công khai; Tuần tra kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; Kiểm soát thông qua hệ thống giám sát; Huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp tuần tra, kiểm soát.

Điều 8 Thông tư này quy định các phương thức tuần tra, kiểm soát công khai bao gồm:

  • Tuần tra, kiểm soát cơ động;
  • Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông;
  • Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông;
  • Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.

Để tránh việc tùy tiện lập chốt kiểm tra, Điều luật quy định việc tuần tra, kiểm soát công khai phải có kế hoạch được Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát.

Ngoài ra, khi tuần tra, kiểm soát công khai (trên đường giao thông nói chung) phải thực hiện các quy định sau đây:

  • Sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công an;
  • Sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công;
  • Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và Thông tư số 01 nói trên.

*** Tham khảo mức phạt lái ô tô có nồng độ cồn mới nhất (2020)

Cảnh sát giao thông lập chốt xử lí người vi phạm tham gia giao thông
Cảnh sát giao thông lập chốt xử lí người vi phạm tham gia giao thông

Đốt xe trước mặt CSGT, phạm tội gì ?

Hành vi đốt xe trước mặt CSGT nếu xác định phương tiện đó đăng ký chính chủ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành định giá tài sản để xác định mức độ thiệt hại. Đặc biệt, nếu như người vi phạm đã bị lực lượng CSGT lập biên bản thì người điều khiển vi phạm đốt xe máy sẽ cùng lúc phạm 03 tội: “Gây rối trật tự công cộng”, “Hủy hoại tài sản” và “Cản trở người thi hành công vụ”.

Trường hợp, lực lượng CSGT chưa lập biên bản mà người vi phạm tự ý đốt xe sẽ bị xử lý hai tội: “Cản trở người thi hành công vụ” và “Gây rối trật tự công cộng”. Còn trường hợp, phương tiện bị đốt không chính chủ thì cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh. Người đốt xe vẫn sẽ bị xử lý các tội như: “Cố ý hủy hoại tài sản”, “Cản trở người thi hành công vụ” và “Gây rối trật tự công cộng”.

Hối lộ cảnh sát giao thông phạt bao nhiêu tiền ?

Đưa tiền cho cảnh sát khi mắc lỗi giao thông, có bị phạt? Người vi phạm giao thông đưa tiền cho cảnh sát giao thông để được bỏ qua lỗi thì có bị coi là đưa hối lộ hay không?

Tôi xin giải đáp các thắc mắc trên như sau: Hành vi đưa tiền cho cảnh sát giao thông nhằm không xử phạt là vi phạm pháp luật; người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Xử phạt hành chính

  • Nếu số tiền dưới 2 triệu đồng, người đưa sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng theo điểm c khoản 3 điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
  • Căn cứ khoản 4 điều 20, ngoài mức phạt nêu trên, họ còn bị tịch thu số tiền đã đưa.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu số tiền từ 2 triệu đồng, người đưa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ theo điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hình phạt thấp nhất đối với tội danh này là bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hy vọng với những chia sẻ mà viết này mang lại sẽ thật sự hữu cho tới bạn !

Nguồn: DailyXe