- ›
- Kinh nghiệm lái xe
- ›
- Những lầm tưởng lâu năm của các bác tài xế Việt
Những lầm tưởng lâu năm của các bác tài xế Việt
Chỉ thay dầu khi đủ số km
Nhiều tài xế thường đợi đến khi xe đi một quãng đường nhất định mới thay dầu. Nhưng thực tế dầu càng để lâu, chất lượng dầu bôi trơn và khả năng bảo vệ động cơ càng giảm. Ví dụ, nhà sản xuất thường khuyến nghị thay dầu sau 10.000 km. Song, để đạt đến con số đó, chủ xe thường phải mất khoảng 18 tháng.
Với điều kiện đường sá, khí hậu hoặc di chuyển thường xuyên trên những tuyến đường khắc nghiệt thì chủ xe cũng nên thay dầu sớm hơn. Thời gian hợp lý để thay dầu là sau khoảng 6 tháng hoặc 5000 km.
Đạp phanh khi nổ lốp
Không đạp phanh khi xe bị nổ lốp.
Đạp phanh khi xe nổ lốp là phản xạ tự nhiên của các tài xế. Khi xảy ra tình trạng nổ lốp, chiếc xe dễ bị mất trọng tâm và đang bị lệch hướng, nếu người điều khiển phanh đột ngột, chiếc xe dễ xảy ra hiện tượng mất lái và bị trượt. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu xe di chuyển trên cao tốc hoặc xe đang ở tốc độ cao.
Theo lời khuyên của chuyên gia có kinh nghiệm lái xe ô tô, tài xế nên giữ chắc vô-lăng để cố định hướng di chuyển của xe, sau đó từ từ giảm tốc và đánh lái xe vào sát lề đường.
Xe số sàn tiết kiệm nhiên liệu hơn xe số tự động
Trên thực tế không có sự khác biệt quá lớn về mức tiêu hao nhiên liệu giữa hộp số sàn và hộp số tự động. Quan điểm hộp số tự động “tốn xăng” hơn hộp số sàn là không chính xác với hộp số tự động nhiều cấp. Nhưng ở phân khúc xe phổ thông với hộp số tự động 4 – 5 cấp (hầu hết các xe đời cũ) thì quan điểm trên là tương đối chính xác.
Có thể bạn quan tâm:
Về số N gây hại hộp số
Rất nhiều tài xế nghĩ rằng khi về số N sẽ gây hại cho hộp số khi dừng đèn đỏ nhưng thực tế không ảnh hưởng đến tuổi thọ của hộp số. Theo các chuyên gia cho biết, đây đơn thuần là thói quen lái xe của các tài xế, miễn sao mỗi người phải bảo đảm an toàn và không lơ là mất kiểm soát chân phanh để trôi xe về trước hoặc về sau. Việc làm nay không ảnh hưởng đến hộp số.
Số N cũng được dùng trong trường hợp khi xe phải đẩy hoặc dùng xe để kéo xe khác khi gặp sự cố. Tuy nhiên, hãy đợi xe trả hẳn về số, việc chuyển số đột ngột khi xe đang lăn bánh sẽ không giúp cho việc tiết kiệm nhiên liệu, thậm chí còn đặt tài xế trong tình huống nguy hiểm. N còn được dùng khi xe bị kẹt ga, tài xế chuyển về N sau đó rà phanh từ từ để dừng an toàn.
Xi-nhan khi đi vào đường cong
Không bắt buộc phải xi-nhan khi đi vào đường cong.
Nhiều người đi ô tô, xe máy thường có thói quen bật xi-nhan khi đi vào đường cong. Theo Nghị định 100, không có quy định nào bắt buộc tài xế phải bật xi-nhan khi đi vào đường cong. Điều này được lý giải là người tham gia giao thông lái xe theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) và đây vẫn được xem là đường thẳng. Do vậy, tài xế không phải chuyển hướng và không phải sử dụng tín hiệu.
Không thể bỏ lỡ: Cơ hội mua xe ô tô giá rẻ năm 2020
Buông 2 tay khi lái xe ô tô
Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô buông 2 tay ra khỏi vô lăng khi đang di chuyển không vi phạm luật giao thông tại Việt Nam. Nếu buông tay sử dụng điện thoại di động khi xe đang di chuyển sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng (điểm a, khoản 4, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ mức phạt đối với hành vi sử dụng chân điều khiển vô lăng. Mức phạt cụ thể như sau: Phạt tiền 10-12 triệu đồng đồng đối với người điều khiển xe dùng chân điều khiển vô lăng khi xe đang chạy trên đường (điểm b, khoản 7, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện cần hạn chế hành động này. Vì nó tiềm ẩn nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
(Nguồn ảnh: Internet)