• Luật giao thông
  • Tăng mức phạt 7 lỗi vi phạm luật giao thông trong Nghị định 100/2019 nhiều lái xe mắc phải

Tăng mức phạt 7 lỗi vi phạm luật giao thông trong Nghị định 100/2019 nhiều lái xe mắc phải

Lỗi không có bảo hiểm ô tô phạt bao nhiêu ? Mức phạt lỗi không có đèn soi biển số ô tô ? Xe ô tô không biển số bị phạt bao nhiêu ? Sang tên xe ô tô có đổi biển số không ? Có được đổi biển số xe mới nếu không thích biển số cũ ? Mức phạt xe ô tô tải chở quá số người quy định ? Xe ô tô chở quá số người quy định phạt bao nhiêu ?

Và còn rất nhiều thắc mắc khác mà tôi sẽ trình bày, giải đáp trong nội dung bài viết này. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người liên quan tới quy định xử phạt các phương tiện vi phạm Luật giao thông.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng không hề dễ dàng để có thể cập nhật tất cả các quy định liên quan tới lỗi không có các loại bảo hiểm ô tô khi tham gia giao thông hoặc hết hạn bảo hiểm, quy định đổi biển số xe ô tô, lỗi xe ô tô chở quá tải… Bởi có thể đã có những thay đổi, bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm ?

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất về Luật giao thông không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới mức xử phạt các phương tiện tham gia giao thông vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019 chính thức có hiệu lực từ 01-01-2020.

Trong bài viết này, tôi sẽ đi giải đáp tất cả các thắc mắc vừa nêu mà mọi người rất quan tâm hiện nay về bảo hiểm bắt buộc của ô tô, quy định đổi biển số, mức phạt xe chở quá tải, chở quá số người…

Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

1. Ô tô không có bảo hiểm phạt bao nhiêu ? Mức phạt ô tô hết hạn bảo hiểm

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt với ô tô, xe máy không có bảo hiểm bắt buộc như sau:

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt 80.000 – 120.000 đồng).

Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (bằng mức phạt tại Nghị định 46).

Bảo hiểm xe oto
Bảo hiểm xe oto

2. Lỗi xe ô tô không có đèn soi biển số bị phạt bao nhiêu ?

Về mức phạt điều khiển xe ô tô không có đèn soi biển số được quy định tại Khoản 2a Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này.

Tóm lại, điều khiển xe ô tô mà không có đèn soi biển số sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đèn soi biển số xe oto
Đèn soi biển số xe oto

3. Mức phạt xe ô tô không biển số ?

Về mức phạt điều khiển ô tô không biển số được quy định tại Khoản 3c Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.

4. Sang tên xe ô tô có đổi biển số không

Khi mua bán, tặng cho, thừa kế… người nhận chuyển nhượng phải tiến hành sang tên đổi chủ cho xe. Nhiều người thắc mắc có bắt buộc phải đổi biển số xe hay vẫn được giữ biển số cũ ? DailyXe xin giải đáp như sau:

Sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố

Tại Điều 11 Thông tư 15/2014/TT-BCA hướng dẫn đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định như sau:

Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.

Tóm lại, nếu sang tên xe trong phạm vi cùng tỉnh thì người mua không được/phải thay đổi biển số cho xe, trừ trường hợp biển loại 03 số, 04 số hoặc khác hệ biển.

Trường hợp phải đổi biển thì phải nộp lại biển số cũ trước khi được cấp biển số mới theo quy định.

Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác

Tại Quyết định 933-QĐ-BCA-C08 quy định thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tại Công an cấp tỉnh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo, quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị…

Cán bộ tiếp nhận: Kiểm tra giấy tờ của chủ xe, tiếp nhận hai giấy khai sang tên, di chuyển và hồ sơ sang tên, di chuyển. Thu hồi biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe…

Đối với thủ tục đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến tại Công an cấp tỉnh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra giấy tờ của chủ xe; kiểm tra thực tế xe; kiểm tra hồ sơ đăng ký xe và cấp biển số xe.

Tóm lại, qua trình tự, thủ tục sang tên, đổi chủ xe nêu trên, rõ ràng xe sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thuộc trường hợp bắt buộc phải đổi biển số xe mà không được giữ lại biển số xe cũ.

*** Cập nhật Quy định xử phạt lỗi chạy xe không chính chủ mới nhất năm 2020

5. Có được đổi biển số xe mới nếu không thích biển số cũ?

Nhiều người cho rằng biển số xe cũ “xấu”, không hợp phong thủy… thì có được đổi biển số xe mới ? DailyXe sẽ giải đáp như sau:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA, chỉ có 03 trường hợp được đổi lại biển số xe, gồm:

  • Biển số bị mờ;
  • Biển số bị gẫy;
  • Biển số bị hỏng.

Do đó, chỉ vì cho rằng biển số xe đó xấu nên muốn đổi thì lý do này không thuộc 1 trong 3 trường hợp trên nên bạn không thể đổi biển số xe mới.

Đặc biệt, khi đổi lại biển số xe thì vẫn phải giữ nguyên biển số. Chỉ có trường hợp xe đang sử dụng biển 03 số hoặc 04 số hoặc khác hệ biển thì mới được đổi sang biển 05 số theo quy định.

6. Mức phạt ô tô chở quá tải

Tuân thủ quy định về trọng tải là một trong những yêu cầu người lái xe tải cần đặc biệt lưu ý. Năm 2020, mức phạt đối với xe quá tải vẫn rất cao.

Xe quá tải, cả lái xe và chủ xe đều bị phạt

Xe quá tải hay còn gọi là xe quá trọng tải. Trọng tải là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe.

Đặc biệt đối với lỗi xe ô tô chở hàng vượt trọng tải thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm song song với người điều khiển phương tiện.

Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt với xe quá tải. Mức phạt với lái xe quy định tại Điều 24, mức phạt với chủ xe quy định tại Điều 30.

Các mức phạt cụ thể như sau:

STT Mức quá tải Mức phạt với lái xe Mức phạt với chủ xe
1 10 – 30% 800.000 – 01 triệu đồng 02 – 04 triệu đồng
2 30 – 50% 03 – 05 triệu đồng 06 – 08 triệu đồng
3 50 – 100% 05 – 07 triệu đồng 14 – 16 triệu đồng
4 100 – 150% 07 – 08 triệu đồng 16 – 18 triệu đồng
5 Trên 150% 08 – 12 triệu đồng 18 – 20 triệu đồng

Lưu ý:

  • Ngoài việc bị phạt tiền, lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 05 tháng; buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
  • Mức phạt với chủ xe nêu trên là mức phạt đối với chủ xe là cá nhân. Nếu chủ xe là tổ chức mức phạt gấp đôi;
  • Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe;
  • Xe chở quá trọng tải dưới 10% không bị xử phạt.

Lái xe chở quá tải là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều hệ lụy như xe nhanh bị hao mòn, xuống cấp; mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt, hệ lụy sâu xa khi chở quá tải đó làm hư hỏng các tuyến đường gây mất an toàn giao thông.

Mức phạt xe chở quá tải
Mức phạt xe chở quá tải

7. Ô tô chở quá số người quy định phạt bao nhiêu ?

Khi chở quá số người quy định, thì cả lái xe và chủ xe đều sẽ bị phạt, cụ thể như sau:

Mức phạt đối với lái xe chở quá số người quy định

Nghị định 100/2019 quy định mức phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện giao thông chở quá số người quy định như sau:

STT Phương tiện Hành vi Mức phạt
1 Xe máy (trừ chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người phạm pháp) Chở theo 02 người trên xe 200.000 đồng – 300.000 đồng
Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

400.000 đồng – 600.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

2

Ô tô chở khách

Ô tô chở người

(chạy tuyến có cự ly nhỏ hơn 300km)

Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ

Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ

Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ

Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ

400.000 đồng – 600.000 đồng/mỗi người vượt quá

Phạt tối đa 40 triệu đồng

3

Ô tô chở khách

Ô tô chở người

(chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km)

01 – 02 triệu đồng/mỗi người vượt quá

Phạt tối đa 40 triệu đồng

Ngoài ra, đối với ô tô chở khách, chở người vượt trên 50% – 100% số người quy định được phép chở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng; vượt trên 100% số người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng. Đồng thời, xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá.

Do đó, theo mức phạt trên thì trong một số trường hợp các loại xe ô tô chở khách, chở người chở vượt số người quy định nhưng không bị xử phạt, gồm:

  • Xe đến 9 chỗ ngồi: chở quá 01 người;
  • Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: chở quá 02 người;
  • Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: chở quá 03 người;
  • Xe trên 30 chỗ ngồi: chở quá 04 người.

Mức phạt đối với chủ xe chở quá số người quy định

Không chỉ lái xe ô tô chở quá số người quy định bị phạt mà cả chủ xe cũng không tránh khỏi việc liên đới chịu trách nhiệm.

Chủ xe khi giao xe hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển ô tô chở khách chở quá số người quy định thì bị phạt như sau:

STT Cự ly chở khách Mức phạt
Chủ xe là cá nhân Chủ xe là tổ chức
1 Dưới 300km

400.000 đồng – 600.000 đồng/mỗi người vượt quá

Phạt tối đa 40 triệu đồng

800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/mỗi người vượt quá

Phạt tối đa 80 triệu đồng

2 Trên 300km

01 – 02 triệu đồng/mỗi người vượt quá

Phạt tối đa 40 triệu đồng

02 – 04 triệu đồng/mỗi người vượt quá

Phạt tối đa 80 triệu đồng

Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem đến trong bài viết này đã thật sự hữu ích với bạn.

Nguồn: DailyXe