• Luật giao thông
  • Thẩm quyền dừng xe xử phạt vi phạm thanh tra giao thông, công an xã và dân phòng (2020)

Thẩm quyền dừng xe xử phạt vi phạm thanh tra giao thông, công an xã và dân phòng (2020)

Công an xã được dừng xe trong trường hợp nào ? Dân phòng có quyền dừng xe kiểm tra không ? Thẩm quyền dừng xe của thanh tra giao thông ?

Đây đều là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới thẩm quyền dừng xe kiểm tra, xử phạt hành chính của công an xã, dân phòng, thanh tra giao thông. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Công an xã có quyền dừng xe và kiểm tra hành chính không?

Công an xã được dừng xe trong trường hợp nào ? Công an xã có quyền dừng xe không ? Khi nào công an xã được dừng xe ? Công an xã có được dừng xe kiểm tra ?

Để giải đáp các thắc trên, cần Căn cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền của công an xã trong việc dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông và kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông đường bộ.

Thứ nhất, lực lượng công an xã và cảnh sát khác không có quyền dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và công an xã như sau:

“4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ”.

Vì vậy, lực lượng công an xã chỉ đươc dừng phương tiện để xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông như: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luât… mà không được dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát hiện vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Thứ hai, lực lượng công an xã chỉ được tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Khoản 1 Điều 3 Nghị đinh số 27/2010/NĐ-CP quy định:

“1. Việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết quy định tại Điều 4 Nghị định này và do người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định bằng văn bản”.

Trình tự, thủ tục huy động được quy định tại Điều 6 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP như sau:

“1. Căn cứ các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tại Điều 4 Nghị định này thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

2. Khi nhận được Quyết định hoặc Kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được huy động phải bố trí lực lượng, tổ chức triển khai việc huy động”.

Tóm lại, căn cứ theo quy định trên thì Lực lượng công an xã và cảnh sát khác chỉ được thực hiện quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm khi có Quyết định hoặc Kế hoạch huy động của người có thẩm quyền. Nếu không có một trong hai loại văn bản trên mà lực lượng công an xã và cảnh sát khác tự ý thực hiện dừng phương tiện để xử phạt là không đúng với quy định của pháp luật. Do đó, người dân có quyền yêu cầu các lực lượng này xuất trình văn bản huy động để chứng minh thẩm quyền của mình.

*** Góc chuyên gia giải đáp: Ai được miễn giảm tiền phạt vi phạm giao thông ?

Công an xã có quyền dừng xe và kiểm tra hành chính không?
Công an xã có quyền dừng xe và kiểm tra hành chính không?

Dân phòng có quyền dừng xe kiểm tra không?

Dân phòng có quyền gì ? Dân phòng có quyền dừng xe kiểm tra không ? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông, bao gồm:

“Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng; Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt”.

Do đó, ngoài cảnh sát giao thông đường bộ thì một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Nhưng cần chú ý, lực lượng cảnh sát khác bao gồm: cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội; và công an xã, phường, thị trấn chỉ khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi không có cảnh sát giao thông.

Pháp luật giao thông đường bộ không có quy định về quyền hạn của tổ dân phòng trong việc dừng phương tiện tham gia giao thông để xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vì vậy, tổ dân phòng hoàn toàn không có quyền dừng xe và kiểm tra xử phạt.

Dân phòng có quyền dừng xe kiểm tra không?
Dân phòng có quyền dừng xe kiểm tra không?

Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt như CSGT?

Thanh tra giao thông có được dừng xe hay không ? Thanh tra giao thông có quyền dừng xe kiểm tra không ? Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không ? Thẩm quyền dừng xe của thanh tra giao thông ?

Để giải đáp các thắc mắc trên, cần Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 86 Luật giao thông đường bộ 2008 và Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25.2.2014 về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của Thanh tra ngành giao thông vận tải. Thanh tra giao thông được phép dừng xe và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình trong các trường hợp cụ thể như:

  • Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;
  • Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;
  • Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;
  • Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ, theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;
  • Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Thanh tra giao thông có quyền dừng xe đang lưu thông để kiểm tra hành chính trong các trường hợp buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, cũng như kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ.

Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt như CSGT?
Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt như CSGT?

Tóm lại, TTGT có quyền dừng xe đang lưu thông để kiểm tra hành chính trong các trường hợp buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, cũng như kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ. Tuy nhiên, cần chú ý quyền dừng xe của TTGT không giống như quyền của CSGT đã được tôi trình bày lần trước trong bài viết CSGT được dừng xe trong trường hợp nào.

Về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra giao thông được quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Thanh tra giao thông có nhiệm vụ và những quyền hạn sau:

  • Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.
  • Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;
  • Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;
  • Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
  • Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe đem đến trong bài viết này đã thật sự hữu ích với bạn !

Nguồn: DailyXe